Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng cho người bệnh?

Ăn yến sào bảo lâu thì có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ là câu hỏi chung của rất nhiều người bởi yến là một thực phẩm đắt đỏ. Trong bài viết này sẽ đề cập đến liệu lượng ăn yến bao nhiêu là đủ cũng như thời gian ăn yến sào để đặt hiệu quả tốt nhất.

1. Tác dụng của yến sào với người bệnh

Trong tổ yến chứa nhiều dinh dưỡng quý giá giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, lành bệnh, tốt cho người vừa phẫu thuật, người bệnh tiểu đường, bệnh nhân ung thư hay cao huyết áp dùng tổ yến sẽ kiểm soát bệnh tật một cách tốt hơn

Khi bị bệnh cơ thể rất mệt mỏi, mất sức, suy nhược. Lúc này cơ thể rất cần được bổ sung dưỡng chất để tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật và phục hồi về thể trạng ban đầu. Sử dụng yến sào trong giai đoạn trước – trong – sau điều trị có ý nghĩa tích cực đối với người bệnh.

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng
Tác dụng của yến sào với người bệnh

2. Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng

Thông thường những ai bị bệnh, ốm yếu, suy dinh dưỡng, thường xuyên stress hoặc mới phẫu thuật xong, chỉ cần ăn yến 1 – 2 ngày là thấy rõ cơ thể khỏe khoắn hơn, tinh thần thoải mái hơn. Tuy nhiên, cũng tùy vào thể trạng của mỗi người mà có người thấy hiệu quả lâu hơn. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng cần phải tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng yến sào để thấy được kết quả:

Liều dùng:

Dùng hằng ngày, mỗi ngày 1 chén yến – từ 2 đến 3 gram yến. Khi thể trạng phục hồi, có thể dùng cách ngày để tăng đề kháng và duy trì sức khỏe.

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng
Tùy vào thể trạng mỗi người mà yến sào phát huy tác dụng sớm hoặc muộn hơn

Một số lưu ý khi sử dụng yến sào cho người bệnh:

– Nên ăn yến từ từ, đều đặn hàng ngày, trong một thời gian nhất định người bệnh sẽ cảm nhận được những chuyển biến tích cực trên cơ thể.

– Vì yến sào được sử dụng cho người bệnh nên rất cần thiết phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, 100% yến tinh chất, không lẫn các tạp chất gây hại đảm bảo yến sào phát huy hết công dụng.

– Thời điểm lý tưởng nhất để người bệnh dùng yến sào là sau khi dùng thuốc khoảng 2 tiếng để vừa đảm bảo tác dụng của thuốc vừa không làm mất đi tính bổ dưỡng của tổ yến.

– Khi chưng yến tuyệt đối không hầm chung với các nguyên liệu khác mà nên chưng yến cách thủy, chế biến các nguyên liệu khác một cách riêng biệt. Sau cùng lúc dùng thì trộn cùng nhau để yến không bị bay mất những thành phần dinh dưỡng quý.

3. Giá trị dinh dưỡng của yến sào

Yến sào đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thành phần 50 – 60% chất đạm, 18 loại axit amin và hơn 31 nguyên tố vi lượng quý giá. Đó đều là những dưỡng chất cần thiết để bồi bổ, nâng cao sức khỏe của người đang bị ốm yếu, bệnh tật, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn có hại:

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng
Yến sào đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

- Protein là thành phần dồi dào nhất có trong tổ yến (có chứa 50-60% tùy vào địa điểm khai thác yến và cách thức nuôi yến). Protein có tính phân tử hoạt tính sinh học độc đáo, có tác dụng lớn đối với  cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các mô ở cơ thể người. Ngoài ra, protein còn giúp tạo ra năng lượng để cơ thể sau ốm phục hồi nhanh.

- Carbohydrate không chỉ có chức năng cung cấp đủ calo cho cơ thể mà còn hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo cùng với protein.

- Axit amin như: 

  • Valin: Rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hỗ trợ quá trình phục hồi của các mô cơ, đồng thời, còn  giúp hình thành các tế bào mô mới và cân bằng nitơ trong cơ thể.

  • Leucine : Đây là loại amino acid duy nhất có khả năng điều hòa tổng hợp protein của các mô cơ và duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy các mô cơ phát triển.

  • Isoleucine:  Hỗ trợ  quá trình phục hồi sức khỏe và điều tiết lượng đường glucose trong máu.

  • Threonine: Hỗ trợ quá trình hình thành collagen và elastin.

  • Methionine: giúp bảo vệ gan và đào thải độc tố có trong gan.

  • Phenylalanine: Nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường trí nhớ. Làm giảm đau, chống trầm cảm, bồi bổ cho não, làm thần kinh hưng phấn và tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó còn giúp phục hồi sau phẫu thuật và các vết thương.

  • Lysine: Tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa xương khớp và hỗ trợ an thần rất tốt.

  • Tryptophan : Chuyển hóa thành vitamin B3 nhờ gan, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe và ngủ ngon hơn.

  • Axit aspartic: Giups cơ thể giải độc gan và trung hòa amoniac dư thừa trong cơ thể.

  • Histidine: Kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Glycine: Phòng ngừa lão hóa cột sống và thoái hóa đốt sống.

  • Cystine: Tái tạo collagen và làm mượt tóc.

  • Alanine: Tuần hoàn chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ.

- Một số khoáng chất cần thiết:

  • Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn hàm lượng cao giúp ổn định thần kinh, tăng cường trí nhớ và phát triển toàn diện.

Một số nguyên tố chiếm hàm lượng thấp như: Cr, Se,.. nhưng có tác dụng rất lớn kích thích hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

4. Cách sử dụng yến sào đúng cách cho người bệnh, người già

4.1. Người già

Tổ yến sào có chứa một lượng lớn protein và các axit amin nó góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe và tăng khả năng trao đổi chất. Yến sào còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp. Ngoài ra, sản phẩm yến sào còn giúp kích thích cảm giác thèm ăn, giúp cho người già khi ăn cảm thấy ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn. Cho người già sự minh mẫn chống lão hóa và tăng cường tuổi thọ giúp ngủ ngon,…

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày khoảng 7-10 gram yến, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Ăn 10 gram yến, ăn đều 2 ngày 1 lần

- Tháng thứ 3 trở đi: Ăn 10 gram yến, ăn đều mỗi 3 ngày 1 lần.

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng

4.2. Người bệnh

Yến sào có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cân bằng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, khả năng hoạt động thể lực và phản xạ của hệ thần kinh; tăng số lượng hồng cầu cùng kích thích sinh trưởng cho các tế bào giúp các tế bào bị tổn thương hồi phục nhanh.

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày khoảng 7-10 gram yến, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Ăn 10 gram yến, ăn đều 2 ngày 1 lần

- Tháng thứ 3 trở đi: Ăn 10 gram yến, ăn đều mỗi 3 ngày 1 lần.

Kết luận:

Trên đây là những giải đáp cặn kẽ về câu hỏi “ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng cho người bệnh” mà nhiều người đang thắc mắc. Margram hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn sử dụng yến sào hiệu quả hơn.